image banner
Làm gì để phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn?

tích cực đổi mới kinh tế xã hội nông thôn, nhất là trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, ngành nghề nông thôn Hải Phòng hiện nay chưa đáp ứng được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Tính cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn Hải Phòng còn thấp trên thị trường nội thị, xuất khẩu.

 
Làm gì để phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn?

            Những năm qua ngành nghề nông thôn Hải Phòng phát triển đã góp phần tích cực đổi mới kinh tế xã hội nông thôn, nhất là trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, ngành nghề nông thôn Hải Phòng hiện nay chưa đáp ứng được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Tính cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn Hải Phòng còn thấp trên thị trường nội thị, xuất khẩu.

            Hải Phòng hiện có 97.650 hộ, chiếm 34,22% tổng số hộ nông thôn, trong đó: nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm 49,9%, nhóm hàng thủ công mĩ nghệ chiếm 1,3%, nhóm xây dựng-dịch vụ chiếm 48,4% và 31.800 cơ sở thu hút 219.600 lao động tham gia vào hoạt động ngành nghề nông thôn (chiếm 39,21% lực lượng lao động nông thôn). Sử dụng lao động theo qui mô hộ là chính, lao động chuyên ngành nghề chiếm 53,6%, lao động kiêm 46,4%.

      Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn đạt 2.025.000 triệu đồng, chiếm 45,41% tổng gíá trị sản xuất trong nông thôn, trong đó nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 49,9%, nhóm thủ công mĩ nghệ chiếm 1,7%, nhóm xây dựng- dịch vụ chiếm 48,4%. Bình quân thu nhập lao động đạt 675.000 đồng/tháng, gấp 2 lần lao động nông nghiệp thuần, gấp 1,5 lần thu nhập chung, nhiều lao động chuyên nghề có mức thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng.

      Ngành nghề nông thôn những năm qua đã và đang là vai trò động lực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Tăng đáng kể thu nhập và đời sống cho nông dân; góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng Li nông bất li hươngggg. Các chỉ tiêu tăng trưởng ngành nghề nông thôn giai đoạn 2001 - 2005: Tổng giá trị sản phẩm tăng 9,1%; Tổng cơ sở sản xuất tăng 11,9%; Tổng số hộ tăng 8,0%; Lao động chuyển dịch tăng 6,8%; Thu nhập bình quân lao động tăng 4,5%.

      Hiện nay, ngoài một số cụm công nghiệp, làng nghề lớn như: Vĩnh Niệm, Tràng Duệ, An Tràng, Mĩ Đồng, Kha Lâm, được qui hoạch mang tính sản xuất công nghiệp, Hải Phòng chưa có qui hoạch tổng thể cũng như chi tiết về ngành nghề nông thôn (từ Thành phố tới các xã). Ngay cả những nơi đã có dự án qui hoạch cho sản xuất làng nghề cũng chưa có sự đồng bộ giữa các ngành, địa phương nên triển khai thực hiện chậm, hiệu quả thấp.

      Ngành nghề nông thôn Hải Phòng phát triển tự phát, nhỏ lẻ, manh mún (kinh tế hộ chiếm tới 80%, số cơ sở chỉ chiếm 20%). Sản xuất đan xen với dân sinh phát sinh ô nhiễm, phá vỡ cảnh quan và giá trị văn hóa ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, xã hội nhất là đối với sản xuất làng nghề ở nhiều nơi, kể cả một số cụm công nghiệp.

      Một số cụm, khu công nghiệp còn đặt quá gần Thành phố, việc giải quyết chất thải công nghiệp chưa tập trung gây ô nhiễm nặng môi trường. Nhiều cơ sở, dự án sản xuất công nghiệp còn chiếm quá nhiều diện tích đất nông nghiệp màu mỡ hiệu quả thấp, giải quyết việc làm cho lao động những hộ nông nghiệp mất đất còn hạn chế, chưa triệt để.

      Cơ sở vật chất kĩ thuật sản xuất ngành nghề nông thôn lạc hậu, sử dụng công cụ thủ công truyền thống còn chiếm tỷ lệ cao, áp dụng cơ khí hóa còn thấp, tự động hóa chưa đựơc đưa vào (trừ sản xuất sản phẩm da, giầy, dệt, may trong các khu công nghiệp). Qua điều tra tại 39 xã thuộc 8 huyện và 43 cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn cho thấy: tỉ lệ nhà xưởng tạm chiếm tới 50%; thiết bị tiên tiến áp dụng cơ khí chiếm 21,4%, còn lại 78,6% là thiết bị trung bình kết hợp sử dụng công cụ thủ công truyền thống; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chiếm 18,6%; Chưa hình thành được liên kết giữa các nhà trong sản xuất ngành nghề nông thôn, gắn sản xuất với đầu tư vùng nguyên liệu, nhất là đối với nghề chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.

      Nhiều sản phẩm chất lượng kém, sức cạnh tranh thấp, ngay cả với thị trường nội địa, nội thị. Nhiều làng nghề sản xuất cầm chừng có nguy cơ mai một, mất đi.

       Thị trường tiêu thụ, ngành nghề nông thôn Hải Phòng còn mang nặng tính tự túc, tự cấp, có tới 83% sản phẩm được tiêu thụ tại chỗ, nội thị; xuất khẩu chỉ có 2,32% mà chủ yếu thông qua uỷ thác với tỉnh ngoài, chưa có thương hiệu cho sản phẩm (kể cả sản phẩm nghề truyền thống).

      Về cơ chế chính sách, mặc dù năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn nhưng chưa được các cấp, ngành cụ thể hóa thành chính sách có tính động lực đột phá cho ngành nghề nông thôn phát triển, nhất là chính sách về vốn, khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

            Hải Phòng được Nhà nước công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, sản xuất nông nghiệp không lớn. Tuy nhiên, đến năm 2005 Hải Phòng còn 59% dân số, 61% lao động sống và làm việc ở nông thôn, cùng với sự chuyển đổi khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp hàng năm cho công nghiệp và các mục đích khác cho thấy kết quả phát triển ngành nghề nông thôn những năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như vai trò của nó đối với nông thôn Hải Phòng. Để ngành nghề nông thôn thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện giảm tỉ trọng GDP ngành nông-lâm-thủy sản từ 12,98% (năm 2005) xuống còn 8-9% vào năm 2010, Hải Phòng cần xây dựng một lộ trình lâu dài. Theo đó:

     Công tác qui hoạch phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề phải được quan tâm đi trước đáp ứng và phù hợp với qui hoạch vùng, qui hoạch ngành. Tập trung chọn xây dựng một số dự án khu, cụm công nghiệp ở nông thôn, dự án di dời sản xuất làng nghề ra nơi tập trung, gắn sản xuất với xử lí ô nhiễm môi trường theo qui hoạch. Thực hiện gắn qui hoạch sản xuất với phát triển thị trường, chú trọng thị trường nội thị, tại chỗ.

      Cần nhận thức đúng về vai trò của ngành nghề nông thôn, bằng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia là động lực phát triển ngành nghề nông thôn.

      Về đào tạo nghề, hệ thống dạy nghề trong toàn Thành phố phải được nâng cấp đồng bộ với qui hoạch mạng lưới dạy nghề toàn quốc. Gắn kết việc dạy nghề, chuyển đổi nghề giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đào tạo nghề theo địa chỉ. Trong đó quan tâm tới lực lượng lao động trẻ nông thôn, chuyển đổi nghề cho hộ nông dân bị mất đất sản xuất.

     Khai thác kết hợp các nguồn vốn từ chương trình, dự án: Khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ, phổ cập trung học và nghề, tín dụng ưu đãi, ; Thực hiện liên kết nhiều nhà: Nhà nước, nhà sản xuất, nhà kinh doanh, nhà khoa học, nhà du lịch, trong đó vai trò của các hộ làm nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo để phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn .

      Công tác quản lý nhà nước thống nhất thành hệ thống, tập trung về một đầu mối chỉ đạo. Theo đó nâng cao trách nhiệm và phát huy hiệu lực của cơ quan nhà nước với việc phát triển ngành nghề nông thôn. Đồng thời các ngành chức năng liên quan sớm nghiên cứu chi tiết các chỉ tiêu về ngành nghề nông thôn thành tiêu chí trong hệ thống số liệu thống kê. 

                                                                             Bùi Văn Thuỷ-TP Chế biến NLS &NNNT


 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

 
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0