TỌA ĐÀM
“NÂNG CÁO NĂNG LỰC CÔNG TÁC KIỂM TRA
AN TOÀN THỰC PHẨM LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP”
Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo.

Tọa đàm tại Hội trường Trung tâm Chính trị huyện - Khu Cẩm Xuân, thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy, Buổi sáng ngày 12/8/2024 (thứ Hai)
Từ năm 2023, sau đại dịch Covid-19, các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã dần ổn định trở lại, các giải pháp quản lý an toàn thực phẩm đã được triển khai ngay đáp ứng yêu cầu về quản lý thực tế. Trong 8 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn cả nước và thành phố xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 và Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; ngày 04/5/2024 Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 1021/UBND-VX về việc triển khai cấp bách cac biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố ban hành Công văn số 1547/BCĐ-ATTP ngày 15/5/2024 về việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học và khu công nghiệp;… và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.


Tọa đàm tại Hội trường Nhà hàng Vườn 66, Phố Mới, xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, ngày 15/10/2024 (thứ Ba)
Để tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm từ tuyến thành phố đến các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn công tác quản lý an toàn thực phẩm tuyến cơ sở là rất cần thiết; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Quản lý chất lượng chủ trì tổ chức 04 cuộc Tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Nâng cao năng lực công tác kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp”.
Tổng số tọa đàm trực tiếp được tổ chức: 04 tọa đàm. Thời gian tổ chức: ½ ngày (01 buổi) tại 03 quận (Hồng Bàng, Hải An, Dương Kinh) và huyện huyện Thủy Nguyên. Thành phần đại biểu tham dự: đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế quận, phòng Y tế các quận, huyện; đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; lãnh đạo, cán bộ Khoa ATTP của Trung tâm Y tế các quận, huyện; Trạm trưởng Trạm Y tế, công chức văn hóa kiêm nhiệm công tác an toàn thực phẩm các xã, phường, thị trấn. Tổng số đại biểu tham dự tại 04 tọa đàm: 180 người. Báo cáo viên chính: Bà Trần Thị Nghĩa – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; các báo cáo tham luận tại tọa đàm là các công chức của Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.


Tọa đàm tại Hội trường Nhà hàng Trường Giang, số 57 Lực Hành, phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Buổi sáng ngày 16/10/2024 (thứ Tư)
Tọa đàm tập trung trao đổi, thảo luận một số nội dung chính:
1) Công tác xây dựng Kế hoạch, Quyết định, Biên bản kiểm tra, Biên bản lấy mẫu, người thực hiện lấy mẫu, cách lưu mẫu, gửi mẫu (Biểu mẫu tham khảo theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN ngày 18/01/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thôn trên thị trường).
2) Các lỗi thường gặp trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm và các văn bản tham chiếu quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm (đang còn hiệu lực): Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 124/2021/NĐ - CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115 2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ; năng lượng nguyên tử (Điều 2. Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của CP quy định về XPVPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa); Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
3) Các lưu ý trong quá trình lập Biên bản vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính, Biểu mẫu biên bản,… (theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính).
4) Công tác phối hợp tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra.
Trong tọa đàm, một số đại biểu các địa phương (đại biểu quận Hồng Bàng, đại biểu huyện Thủy Nguyên) có ý kiến kiến nghị: Đề nghị các cấp thành phố quan tâm, bố trí kinh phí, phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền đào tạo, cấp chứng chỉ người lấy mẫu thực phẩm (rau, củ, quả tươi; sản phẩm thực phẩm nguồn gốc động vật trên cạn, thủy sản) cho cán bộ cấp huyện, cấp xã phục vụ lấy mẫu khi địa phương tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành an toàn thực phẩm các đợt cao điểm trong mỗi năm.
Ban tổ chức tọa đàm đã giải đáp những ý kiến vướng mắc của đại biểu tham dự và tổng hợp những kiến nghị, đề xuất của cán bộ địa phương để báo cáo cấp trên có thẩm quyền theo quy định./.