03/03/2023
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng, chống bệnh dại trên động vật
Bệnh Dại là mối đe dọa phổ biến trên toán cầu. Theo thống kê của WHO
(năm 2013) trung bình mỗi năm có khoảng 59.000 người từ vong vì bệnh Dại
trên 100 quốc gia trong đó 99% trường hợp tử vong do nhiễm vi rút dại từ chó;
40% là trẻ em dưới 15 tuổi, 95% ca từ vong là ở châu Á và châu Phi và 29 triệu
người phơi nhiễm với bệnh dại, phải đi điều trị dự phòng, gây tổn thất kinh tế ước tính khoảng 8,6 tỷ đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, bệnh Dại đã tồn tại từ hơn 50 năm và là một trong những
bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở người, chi đứng sau dịch bệnh Covid-19. Từ năm 2010 đến tháng 11/2022 tổng cộng 1.078 người tử vong vì bệnh Dại (trung bình 82 người/năm). Hàng năm, khoảng 500 nghìn người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng; gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng/năm
Bệnh Dại là bệnh truyền lây từ động vật sang người do vi rút gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người. Vi dại tập trung nhiều trong nước bọt và não của động vật nhiễm bệnh. Vi rút dại lây truyền qua nước bọt, các chết bài tiết có nhiễm vi rút Dại ở vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, thường là chó (trến 95%) và mèo. Thời gian ủ bệnh Dại có thể từ vài ngày đến vài tháng. Các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh Dạ ở người bao gồm: sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Một khi các triệu chứng lâm sàng đã xuất hiện, tỷ lệ tử vong là 100% đối với cả động vật và con người.
Có ba giải pháp chính để loại trừ bệnh Dại trên người:
(1) Tiêm phòng cho đàn chó, mèo, đặc biệt ở những khu vực nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm phòng liên tục trong nhiều năm phải đạt trên 70% đàn chó, mèo, đối với vùng có nguy cơ cao tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90%. Đây là giải pháp duy nhất để làm gián đoạn vĩnh viễn chu kỳ truyền lây của bệnh Dại giữa động vật và người.
(2) Tiêm vắc xin phòng bệnh cho người có nguy cơ cao nhiễm bệnh Dại.
(3) Tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại cho người bị phơi nhiễm với bệnh Dại do bị có, mèo cắn. Nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, chủ nuôi chó, mèo hiểu được sự nguy hiểm của bệnh Dại và tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Dại hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu năm 2030 phấn đấu Việt Nam không còn người chết do bị chó dại cắn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đã tiến hành xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện “Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng, chống bệnh Dại trên động vật”.
Chi tiết Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phòng chống bệnh Dại trên động vật tại tệp đính kèm: Tải về