image banner
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 tháng đầu năm 2023, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nguy cơ cao dịch bệnh xảy ra trên diện rộng do: (1) Kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở ngoài môi trường và ở quần thể gia súc, gia cầm; trong khi đó, tổng đàn vật nuôi lớn; (2) Thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi; (3) Việc gia tăng vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật giữa các địa phương tăng cao để phục vụ các dịp lễ hội đầu năm, trong khi giết mổ nhỏ lẻ chiếm đa số; (4) Nhiều đàn gia súc, gia cầm đã hết thời gian miễn dịch nhưng chưa được tiêm phòng nhắc lại.

    Tại Hải Phòng, kết quả giám sát sự lưu hành vi rút năm 2022 phát hiện: 2,43% mẫu dương tính Cúm gia cầm A/H5N1, 0,51% mẫu dương tính Cúm gia cầm A/H5N8, 0,26% mẫu dương tính vi rút Cúm gia cầm A/H5N6 và 2,93% mẫu dương tính vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trên mẫu phủ tạng, thịt lợn bán tại một số chợ trên địa bàn thành phố tiềm ẩn nguy mầm bệnh xâm nhập, lây lan, gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

    Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan gây tác hại; thực hiện Công văn số 883/BNN-TY ngày 21/02/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, quận tăng cường chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, cụ thể như sau:

     1. Ủy ban nhân dân các huyện, quận:

     - Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật và thủy sản theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố: Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025, Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 - 2025, Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 09/7/2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 20/12/2021 về việc phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 06/6/2022 Phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022 – 2030; Quyết định số 4062/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2023 trên địa bàn thành phố.

     - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các ban ngành chức năng có liên quan tiếp tục hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi và khu vực xung quanh; thực hiện các biện pháp cách ly khu vực chăn nuôi với bên ngoài để hạn chế thấp nhất nguy cơ mầm bệnh xâm nhập, phát sinh gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.

    - Quan tâm bố trí các nguồn kinh phí theo phân cấp tài chính hiện hành triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

    - Tăng cường công tác giám sát dịch tới tận cơ sở, hộ chăn nuôi, vùng ổ dịch, ổ dịch cũ; phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; tập trung nguồn lực khống chế, ngăn chặn dịch, không để dịch tiếp tục lây lan ra diện rộng.

     - Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; chỉ đạo quản lý hoạt động đối với các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch hiện hành.

     - Rà soát, thống kê đàn gia súc, gia cầm thuộc đối tượng phải tiêm phòng; xây dựng kế hoach tiêm vắc xin phòng bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn; chuẩn bị nguồn lực triển khai tiêm phòng ngay sau khi Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản phê duyệt kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2023.

     - Tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2023; thời gian từ ngày 01/3 - 31/3/2023. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/T-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gửi kèm theo).

    - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nhận thức rõ nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, gây tác hại đối với sản xuất chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm… và chủ động thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; phối hợp cùng cán bộ thú y, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở.

     - Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

    2. Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    2.1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

    - Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, quận tổ chức chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống bệnh động vật tại các địa phương, đơn vị và thường xuyên tổng hợp kết quả, tiến độ triển khai thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

    - Tổ chức triển khai giám sát dịch, đánh giá nguy cơ một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật nuôi trên địa bàn thành phố; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh khi phát hiện động vật nuôi có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh và hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

     - Triển khai các thủ tục đấu thầu theo quy định ngay sau khi Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản phê duyệt kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2023; tiếp nhận, cung ứng kịp thời vắc xin tiêm phòng gia súc, gia cầm tới các địa phương theo kế hoạch thành phố giao.

     - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm xác định dịch bệnh.

    - Thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển tại gốc theo quy định.

     2.2. Thanh tra Sở Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, quận, lực lượng liên ngành (Công an, Quản lý thị trường…), tăng cường công tác thanh, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, hóa chất không rõ nguồn gốc, không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo quy định.

    Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y (qua địa chỉ thư điện tử chicucthuy@haiphong.gov.vn) để phối hợp giải quyết. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, quận quan tâm chỉ đạo thực hiện./

      Đính kèm: Tải về

 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0