image banner
Tình hình sinh vật gây hại lúa vụ Xuân đến ngày 05/4/2023

Tình hình sinh vật gây hại lúa vụ Xuân đến ngày 05/4/2023

Tuần cuối tháng 3/2022 – đầu tháng 4/2023, khu vực Hải Phòng chủ yếu chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh tăng cường nên thời tiết Hải Phòng nhiều mây, nhiều ngày có mưa nhỏ, mưa phùn, một số ngày có mưa rào, đêm và sáng trời lạnh, ẩm độ trên 90%.

Đến ngày 03/04/2023, lúa vụ Xuân đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh, một số diện tích lúa đứng cái - phân hóa đòng; nhìn chung, cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi, khá tốt.

Kết quả kiểm tra đồng ruộng của Chi cục Trồng trọt và BVTVtrên lúa vụ Xuân xuất hiện một số đối tượng sinh vật gây hại chính, nhưsau:

- Sâu cuốn lá nhỏ

Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 vũ hóa rộ tuần cuối tháng 3/2023 mật độ trưởng thành phổ biến 0,2 - 0,3 con/m2, cao 2 - 3 con/m2, cá biệt có nơi 7 - 10 con/m2 (xã Hoa Động, Phục Lễ, Phả Lễ huyện Thủy Nguyên) chủ yếu trên diện tích lúa Xuân giai đoạn cuối đẻ nhánh - phân hóa đòng.

Hiện nay, sâu non đang phát triển gây hại tại một số xã thuộc huyện Thủy Nguyên như xã Thiên Hương, Hoa Động,Phục Lễ, Phả Lễ,Kênh Giang,Tam Hưng có mật độ sâu non rất cao, trung bình từ 100 - 150 con/m2, nơi cao 250 - 300 con/m2, cá biệt có nơi 450 con/m2 (xã Hoa Động); mật độ trứng trung bình 40 - 60 quả/m2, cao 100 quả/m2.

Các huyện còn lại một số nơi xuất hiện sâu non mật độ trung bình từ 20 - 30 con/m2, nơi cao 40 - 50 con/m2như xã An Hưng, An Hồng huyện An Dương; Đại Đồng, Đại Hà, Tân Trào, Đoàn Xá huyện Kiến Thụy; Chiến Thắng, Mỹ Đức, Tân Viên huyện An Lão; Trấn Dương, Hòa Bình huyện Vĩnh Bảo; xã Tiên Thắng, Toàn Thắng huyện Tiên Lãng; cá biệt có nơi 150 - 200 con/m2 (An Hòa huyện An Dương; Đại Đồng huyện Kiến Thụy.

anh tin bai

 

Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 toàn thành phố ước 1.700 ha (Kiến Thụy 800 ha, Thủy Nguyên 700 ha, rải rác ở các xã trên địa bàn 4 huyện còn lại).

 

anh tin bai

 

anh tin bai
anh tin bai

Hình 1: Hình ảnh trứng, sâu non, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ

 

-  Bệnh đạo ôn

Bệnh xuất hiện, gây hại lá từ trung tuần tháng 3/2023, trên các giống nhiễm (nếp các loại, TBR225, J02, Đài Thơm 8…). Đặc biệt, gây hại nặng trên giống nếp, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 - 10%, nơi cao 20% số lá, cá biệt xuất hiện ổ bệnh gây lụi thành chòm nhỏ (xã Tam Đa, Hòa Bình, Nhân Hòa, Trấn Dương,Vinh Quang huyện Vĩnh Bảo; Đại Thắng, Tự Cường huyện Tiên Lãng; Ngũ Phúc, Thanh Sơn, Tân Tràohuyện Kiến Thụy; xãChiến Thắng, Tân Viên, Quốc Tuấn, Mỹ Đức huyện An Lão; An Hồng, An Hưng, Quốc Tuấn huyện An Dương,...). Diện tích nhiễm bệnh ước 200ha.

anh tin bai

 

anh tin bai

Hình 2: Hình ảnh bệnh đạo ôn gây hại lá lúa

 

- Chuột hại

Chuột đang phát sinh phát triển và gây hại trên các trà lúa vụ Xuân, nơi cao tỷ lệ hại 5- 10% số dảnh, các biệt có nơi gây hại lụi ổ, lụi chòm; diện tích nhiễm chuột 24 ha trên địa bàn các xã Tân Hưng, Thắng Thủy, Trấn Dương, Hòa Bình huyện Vĩnh Bảo; Cấp Tiến, Khởi Nghĩa huyện Tiên Lãng; xã Phục Lễ, Phả Lễ, Ngũ Lãohuyện Thủy Nguyên… Một số địa phương tích cực chỉ đạo các tổ đội, cá nhân đánh chuột bằng các biện pháp thủ công bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân.

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

Hình 3: Hình ảnh đánh bắt chuột bằng biện pháp thủ công ở các địa phương

 

Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Đông Bắcngày 07/4, có khả năng ảnh hưởng một đợt không khí lạnh gây giảm nhiệt vào những ngày sau đó; từ ngày 07 đến ngày 10/4, thời tiết nhiều mây, có mưa và mưa rào và dông, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sinh vật phát sinh phát triểngây hạitrên cây trồng; đặc biệt sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và bệnh đạo ôn hại lúa, cụ thể:

- Bệnh đạo ôn gây hại trên lá tiếp tục phát sinh, phát triển gia tăng về mức độ gây hại trên các giống nhiễm, những diện tích bón thừa đạm, đặc biệt gây hại nặng trên giống lúa Nếp. Một số giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn trỗ trong tháng 4/2023 sẽ bị bông bạc ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không được phun phòng chống kịp thời, hiệu quả.

- Sâu non cuốn lá nhỏ lứa 1 tiếp tục nở, phát sinh phát triển và gây hại trên lúa từ giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái trở đi nếu không được phun trừ kịp thời.

- Diện tích sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 ước phải phun trừ 1.700 ha

- Ngoài ra chuột đang phát sinh, phát triển và gây hại trên đồng ruộng.

Đề nghị

Để bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân 2023, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sinh vật gây hại gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị:

- Ủy ban nhân dân các huyện, quận

Phòng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn huyện, phòng Kinh tế quận, các cơ quan chuyên môn trên địa bànhuyện, quận: tăng cường cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, tuyên truyền hướngdẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời hiệu quả, cụ thể:

+Sâu cuốn lá nhỏ lứa 1

Phun trừ những diện tích có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên đối với diện tích lúa giai đoạn đứng cái-làm đòng, mật độ sâu non từ 50 con/m2 trở lên đối với diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh.

Những diện tích lúa có mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao (hàng trăm con/m2) nhất thiết phải phun kép lần 2 (lần 2 cách lần 1 từ 4 - 5 ngày).

Thời gian phun trừ từ ngày 05 - 08/4/2023.

 Có thể thể sử dụng một số loại thuốc để phun trừ sâu cuốn lá nhỏ: Clever 150SC,Director 70EC, Voliam targo 063SC, Sunset 300WG, Takumi 20SC, Ammate 150EC, Dylan 10WG,…

+Bệnh đạo ôn

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, phun trừ bệnh đạo ôn lá trên các giống nhiễm, trước mắt quan tâm những diện tích lúa Nếp có tỷ lệ bệnh từ 5% số lá trở lên; giữ nước trong ruộng, dừng bón đạm, không phun phânbón qua lá trên những diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến bệnh đạo ôn trên đồng ruộng để có biện pháp chăm sóc, phòng trừ bệnh kịp thời, hiệu quả.

Quan tâm những giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn (nếp các loại, TBR225, J02, Đài Thơm 8, Khang dân 18, BC15-02…)trỗ trong tháng 4/2023 để chủ động phun phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh đạo ôn: Bump 650WP; Kasai-S 92SC, Filia 525SE, Bankan 600WP, Ninja 35EC, Fuji-One 40EC, Kasoto 200SC,…

+Chuột hại

 Tiếp tục diệt chuột thường xuyên, liên tục bằng các biện pháp để hạn chế chuột phát sinh gây hại cây trồng; tăng cường củng cố các tổ đội diệt chuột, mở rộng hình thức ký kết hợp đồng diệt chuột với các tổ chức, cá nhân có dịch vụ diệt chuột; hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc diệt chuột đảm bảo hiệu quả, đúng quy định; tuyệt đối không sử dụng điện để diệt chuột dưới mọi hình thức.

* Lưu ý:Lựa chọn và luân phiên thuốc BVTV khi mật độ sâu và tỷ lệ bệnh hại cao, phun xong gặp mưa; phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, bệnh chớm xuất hiện; thu gom vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dựng bỏ vào bể chứa theo quy định bảo vệ môi trường.

-Các cơ quan đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Trung tâm Khuyến nông: chỉ đạo cán bộ kỹ thuật các Trạm phối hợp với Trạm Trồng trọt và BVTV đóng trên địa bàn tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phân loại diện tích nhiễm sâu, bệnh để phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại kịp thời, tránh hiện tượng phun thuốc BVTV tràn lan gây lãng phí thuốc và ô nhiễm môi trường.

+Thanh tra SởTăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón trên địa bàn đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất trồng trọt
.

- Các cơ quan truyền thông

Đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo Nông
nghiệp Việt Nam (khu vực Đông Bắc), Đài Phát thanh huyện, quận tăng
cường phối hợp đưa tin để công tác chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại
hiệu quả,bảo vệ sản xuất lúa và cây rau màu vụ Xuân 2023./.

 

Bài và ảnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 

 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0