image banner
Về việc tập trung phun trừ rầy cuối vụ, bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân năm 2024

Vụ Xuân 2024 toàn thành phố gieo cấy 27.326 ha; diện tích lúa Xuân đã trỗ gần 80% DTGC, chủ yếu đang ở giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh, một số diện tích lúa đã chín, các trà lúa sinh trưởng phát triển khá tốt.

Theo kết quả kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay trên lúa đang giai đoạn sau trỗ (ngậm sữa - chắc xanh - chín) rầy cám lứa 3 (rầy nâu và rầy lưng trắng) đã bắt đầu nở và gây hại, mật độ phổ biến 200 - 300 con/m2, nơi cao 1.000 - 1.500 con/m2, cá biệt có nơi “cháy chòm”, “cháy ổ” có mật độ 4.000 - 5.000 con/m2 phân bố tại các xã Phả Lễ, Phục Lễ, Hoa Động, An Lư, Thủy Triều, Kênh Giang, Phù Ninh huyện Thủy Triều, An Lư, Minh Tân, Kênh Giang, Hoa Động huyện Thủy Nguyên; xã Hòa Bình, Tiền Phong, Vĩnh Phong, Thanh Lương, An Hòa huyện Vĩnh Bảo; xã Tiên Thắng, Hùng Thắng, Vinh Quang huyện Tiên Lãng; xã An Tiến, Quang Trung, Mỹ Đức huyện An Lão; An Hưng, An Hồng huyện An Dương; xã Ngũ Phúc, Thuận Thiên, Du Lễ, Hữu Bằng, Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy; phường Đồng Hoà quận Kiến An; phường Đa Phúc, Hưng Đạo quận Dương Kinh; phường Hợp Đức, Minh Đức quận Đồ Sơn.

Trên đồng ruộng, rầy cám lứa 3 đã bắt đầu nở và gây hại trên các

trà lúa Xuân 2024 giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh - chín

Một số điểm rầy gây hại gây “cháy chòm”, “cháy ổ” 

Kết quả thu bắt mẫu rầy lưng trắng gửi phân tích, giám định có 42/560 (7,5%) cá thể rầy dương tính virus gây bệnh lùn sọc đen thu thập trên địa bàn các xã Thủy Sơn, Thiên Hương huyện Thủy Nguyên; xã Tiên Thắng, Quang Phục huyện Tiên Lãng; xã An Hòa huyện Vĩnh Bảo; xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy; xã Quang Trung, Chiến Thắng huyện An Lão. Sau khi được thông báo, các địa phương đã tập trung chỉ đạo nông dân khoanh vùng phun trừ rầy trên những diện tích phát hiện có rầy dương tính nêu trên. Tuy nhiên, với thực trạng diễn biến rầy gây hại trên đồng ruộng và điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay nguy cơ rầy lưng trắng nhiễm virus lùn sọc đen sẽ tiếp tục phát sinh, phát triển trên đồng ruộng và là nguồn bệnh chuyển tiếp sẽ gây hại đến sản xuất lúa vụ Mùa năm 2024 nếu không áp dụng đồng bộ, triệt để các biện pháp phòng chống bệnh kịp thời, hiệu quả.

Rầy lưng trắng mang virus lùn sọc đen là nguồn bệnh chuyển tiếp

gây hại lúa vụ Mùa năm 2024

  Để bảo vệ sản xuất lúa, hạn chế thiệt hại do rầy gây ra ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Xuân và diệt nguồn rầy mang virus lùn sọc đen giảm áp lực bệnh lùn sọc đen gây hại lúa vụ Mùa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, quận; phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện, phòng Kinh tế quận, các đơn vị có liên quan chỉ đạo tăng
cường cán bộ kỹ thuật tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Đối với rầy hại (gồm rầy nâu - rầy lưng trắng): Thường xuyên thăm
đồng, kiểm tra, theo dõi diễn biến mật độ rầy trên những diện tích lúa giai đoạn
sau trỗ (ngậm sữa - chắc xanh – chín) có mật độ rầy hại từ 1.000 con/m2 (40 - 50
con/khóm) trở lên để phun trừ kịp thời hiệu quả.

- Phun trừ triệt để rầy lưng trắng trên những diện tích lúa đã phát hiện rầy
lưng trắng nhiễm (dương tính) virus lùn sọc đen (Theo Công văn số: 1640/SNNTV Hải Phòng, ngày tháng năm 2024 về việc tiếp tục đôn đốc, tập trung chỉ đạo,
phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 và rầy hại bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân năm
2024). Tiếp tục kiểm tra, phát hiện hiện những khóm lúa có triệu chứng nhiễm
bệnh lùn sọc đen (khóm lúa/bông lúa thấp, lùn lụi; nghẹn đòng không trỗ thoát;
đẻ nhánh trên thân, lá đòng bị gập, xoắn; các bông lúa trỗ có hạt bị đen, lép;
lóng thân xuất hiện u sáp, mặt dưới lá, bẹ lá nổi rõ các nốt sần...) tiến hành tiêu
hủy (nhổ bỏ, vùi sâu) kịp thời để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng và phun
trừ rầy triệt để trên khu ruộng lúa phát hiện bị nhiễm bệnh lùn sọc đen.

Có thể sử dụng một số loại thuốc để phun trừ rầy, cụ thể:

+ Đối với ruộng lúa ở giai đoạn trỗ bông - chắc xanh, nên sử dụng thuốc
BVTV có tác dụng nội hấp - lưu dẫn như: Pexena 20WG, Chess 500WG, Sutin
50WP, Cheestar 50WG, Chatot 600WG, Oshin 20WP...

+ Đối với những ruộng lúa giai đoạn chắc xanh - chín, sử dụng thuốc
BVTV có có tác dụng tiếp xúc như Actara 25WG, Amira 25WG, Clodin
360WG, Vuachest 800WG, Acnipyram 50WP, Titan 600WG... Trước khi phun
thuốc cần rẽ lúa thành băng, mỗi băng từ 4 - 6 hàng lúa, phun thuốc trực tiếp vào
gốc lúa nơi rầy cư trú, đảm bảo hiệu quả phun trừ.

Diện tích lúa chắc xanh - chín, trước khi phun thuốc cần rẽ luống thành băng, phun thuốc trực tiếp vào gốc lúa nơi rầy cư trú

Khi phun trừ rầy cần giữ nước trong ruộng, sau khi phun thuốc 3 - 5 ngày
phải kiểm tra lại, nếu mật độ rầy còn cao hoặc sau khi phun thuốc gặp trời mưa
phải phun lại để đảm bảo hiệu quả.

- Trên những diện tích lúa ở giai đoạn chín có mật độ rầy cao có nguy cơ
“cháy rầy” không nên phun thuốc bảo vệ thực vật và chỉ đạo thu hoạch sớm “gặt
chạy” với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” đảm bảo an toàn nông sản.

+ Đối với diện tích lúa đến thời điểm thu hoạch có rầy nhiễm virus lùn sọc
đen, sau khi thu hoạch phải tiến hành phun thuốc (trên gốc rạ, trên mặt ruộng) để
tiêu diệt nguồn rầy mang bệnh hạn bệnh chế lây lan trên đồng ruộng.

Lưu ý: Phun và phối trộn - hỗn hợp thuốc theo hướng dẫn của cơ quan
chuyên môn, cán bộ kỹ thuật; sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng; thu gom vỏ
bao gói thuốc BVTV bỏ vào bể quy định, bảo vệ môi trường. 

Ngoài ra, theo dõi thời tiết và chủ động phòng chống bệnh đạo ôn cổ bông trên giống nhiễm đối với những diện tích lúa đang thấp tho trỗ còn lại trên đồng ruộng.

2. Đề nghị các tổ chức cá nhân kinh doanh buôn bán, cung ứng thuốc BVTV và dịch vụ bảo vệ thực vật (dịch vụ phun thuốc bằng máy bay không người lái):

- Hướng dẫn cộng (phối hợp) thuốc khi cung ứng và sử dụng theo đúng đối tượng cần chỉ đạo phun trừ; không cộng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trong một lần phun để tránh lãng phí, gây nhiễm môi trường, gây phản ứng giữa các loại thuốc BVTV với nhau hạn chế hiệu quả phun trừ. Nếu phải phối hợp phòng trừ các đối tương sâu bệnh trong 1 lần phun, chỉ nên sử dụng tối đa 2 -3 loại thuốc và lưu ý:

+ Không phối hợp các thuốc có cùng cơ chế tác động với nhau (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn,...) hoặc cùng đối tượng phòng trừ (chống);

+ Khi phối hợp, pải giữ nguyên nồng độ pha phun của mỗi loại thuốc như khi dùng riêng lẻ, sau khi pha thuốc phải tiến hành phun ngay;

+ Không phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng;

+ Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh (như Kasugamycin, Streptomycin);

+ Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng (Booc Đô),... vì thuốc này có tính kiềm cao; thuốc trừ sâu, trừ bệnh có tính axit nên khi pha hỗ hợp với nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học và giảm hiệu lực phòng trừ.

Trước khi phối trộn - hỗn hợp thuốc vào bình phun, nên lấy thử mỗi loại một ít (thìa cà phê) thuốc nguyên chất cho vào ca múc nước đã có 0,5 lít nước lã, dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan, để trong 2 - 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới (lờ lờ đám mây, đóng váng trên bề mặt, bốc khói, tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không pha trộn chung các loại thuốc đó để phun cho cây trồng.

3. Công ty THHH MTV khai thác công trình thủy lợi

Tập trung, chủ động điều tiết nước phù hợp, đảm bảo cho lúa sinh trưởng phát triển và công tác phun trừ rầy cuối vụ bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân.

4. Các cơ quan, đơn vị thuộc Sở NN&PTNT

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông tăng cường cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát đồng ruộng (kể cả ngày nghỉ) theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy (rầy nâu, rầy lưng trắng) trên đồng ruộng, thu bắt mẫu rầy lưng trắng và mẫu lúa nghi có triệu chứng nhiễm bệnh lùn sọc đen gửi phân tích, giám định để có căn cứ chỉ đạo; tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật phòng trừ rầy và quản lý bệnh lùn sọc đen hiệu quả, hạn chế tối đa nguồn bệnh lây lan trên động ruộng.

- Thanh tra Sở tăng cường công tác thanh tra các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng thuốc bảo vệ thực vật phục vụ công tác phòng trừ sinh vật gây hại lúa cuối vụ bảo vệ sản xuất.

5. Cơ quan thông tin, truyền thông

Đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo Nông nghiệp Việt Nam (khu vực phía Đông Bắc), Đài Truyền thanh địa phương tăng cường thời lượng tuyên truyền tin bài tuyên truyền về công tác phòng trừ rầy bảo vệ sản xuất lúa vụ Xuân và rầy lưng trắng để hạn chế thấp nhất nguy cơ gây hại của bệnh lùn sọc đen trên lúa vụ Mùa năm 2024 đạt hiệu quả./.

Bài và ảnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng

 

 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

 
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0