image banner
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI ĐÚNG CÁCH, TRÁCH NHIỆM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ GIỐNG NÒI

Việc phát minh ra kháng sinh vào năm 1928 là một thành tựu vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh đã, đang và sẽ đe dọa sức khỏe, sự phát triển toàn cầu. Đã đến lúc, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cần được nhìn nhận nghiêm túc, trách nhiệm, vì sự tồn vong của chính ngành chăn nuôi Việt Nam và toàn xã hội.

 Lạm dụng kháng sinh, nhân loại sẽ tự đẩy mình vào thảm họa!

          Vai trò của kháng sinh trong chăn nuôi: chữa bệnh và kiểm soát dịch bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho con người và giữ thú cưng khỏe mạnh.

anh tin bai

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: chẩn đoán đúng bệnh; dùng đúng thuốc; sử dụng đúng liều lượng kháng sinh; dùng đúng liệu trình.

Kháng sinh là “con dao 2 lưỡi”, bên những mặt lợi, có những mặt hại như: làm mất cân bằng sinh học của hệ vi sinh vật đường tiêu hoá; diệt vi trùng gây bệnh, đồng thời làm đảo lộn khả năng phòng vệ của cơ thể, rối loạn khả năng sản sinh miễn dịch của cơ thể; tăng phản ứng quá mẫn của cơ thể: shock quá mẫn, dị ứng nổi mày đay, ban, đỏ da; một số tai biến về thận; liệt cơ vân, ức chế hô hấp, ảnh hưởng tới cơ xương, ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn và hoạt động của thần kinh. Đặc biệt, khi lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.

Báo động về tình trạng kháng kháng sinh

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.

Kháng kháng sinh đang là vấn đề đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Các cơ chế kháng thuốc mới đang xuất hiện, sự di chuyển của con người và giao thương hàng hóa quốc tế thuận lợi là một trong những nguyên nhân làm lan truyền và gia tăng vi sinh vật kháng kháng sinh trên toàn quốc.

Nguyên nhân của kháng kháng sinh trong chăn nuôi: dùng không đúng liều (thường cao hơn gấp 2-3 lần liều dùng hướng dẫn); không dúng thời gian sử dụng thuốc (thường thay kháng sinh khác trong điều trị bệnh nếu sau 2-3 ngày không thấy thuyên giảm); không đúng loại thuốc (sử dụng kết hợp 2 loại kháng sinh, dùng kháng sinh của người cho lợn và ưa thích sử dụng kháng sinh phổ rộng); Hoặc sử dụng kháng sinh với mục đích phòng, trị bệnh bằng cách trộn kháng sinh với thức ăn để phòng bệnh cho lợn (3-5 ngày/tháng).

 Hậu họa đủ đường…

Hiện tượng kháng kháng sinh dẫn đến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm thông thường không hiệu quả, kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ thương tật, thậm chí tử vong, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến giống nòi con người (ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, thai nhi ở trong bụng mẹ và sức khỏe trẻ em). Vi sinh vật kháng kháng sinh làm ảnh hưởng đến đến tính bền vững của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm làm ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe và đời sống của người dân. Lạm dụng kháng sinh sẽ khiến cho bệnh tật trong tương lai không có thuốc chữa.

          WHO dự báo vào khoảng năm 2050, mỗi năm kháng kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người, tương đương cứ tần suất cứ 3 giây lại có mọt người chết do vi khuẩn kháng thuốc gây nên, lớn hơn số bệnh nhân ung thư hiện nay.

 Tình trạng kháng kháng sinh đã làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cho con người, vật nuôi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà WHO đưa ra khẩu hiệu: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, để kêu gọi các quốc gia cùng chung tay phòng, chống kháng kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh đúng cách, có trách nhiệm sẽ giúp phát triển chăn nuôi, thủy sản bền vững

          Ngược lại, nếu lạm dụng, sử dụng sai cách thì hệ lụy sẽ rất lớn, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới giống nòi con người, suy kiệt giống vật nuôi. Một nút thắt hiện nay là chăn nuôi, thủy sản mang lại giá trị kinh tế lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, sinh kế của doanh nghiệp, trang trại, người dân. Vì vậy, nhiều người chăn nuôi đã biết đến những quy định, nhưng vẫn làm sai. Ngành chăn nuôi Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng với quốc tế. Các nước EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm trước và làm rất kĩ. Chúng ta phải quan tâm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, vì rõ ràng nó liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và hội nhập. Trước kia, người tiêu dùng chỉ có thể lựa chọn các sản phẩm chăn nuôi trong nước để ăn uống, nhưng hiện nay thịt nhập khẩu, bao gồm thịt trâu, bò, lợn, gà đã vào nước ta rất mạnh. Người tiêu dùng sẽ so sánh, lựa chọn giữa thực phẩm an toàn và không an toàn. Điều đó ảnh hướng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam.

tin bài Chi cục Chăn nuôi và Thú y

QR Code
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

 
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0