image banner
Ngư dân, doanh nghiệp thủy sản với chuyển đổi số

Lợi ích lớn mà chuyển đổi số có thể mang lại cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung, lĩnh vực thủy sản nói riêng là việc giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính, đây là điều cần thiết với ngư dân, doanh nghiệp, được xem là bước đi thiết yếu và quan trọng nhằm phục vụ việc kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, đơn giản hóa trong quá trình triển khai các dịch vụ công.

Thực hiện các chỉ đạo của thành phố và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Chuyển đổi số và đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, giảm tỷ lệ hồ sơ quá hạn trong cơ quan nhà nước. Năm 2022, Chi cục Thủy sản đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính 90/245 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tàu cá; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền. Trong đó, tiếp nhận và giải quyết qua Cổng dịch vụ công trực tuyến 02 hồ sơ; bưu chính công ích là 88 hồ sơ.  

Mặc dù việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến là rất thuận tiện nhưng để tiếp cận thì không phải ngư dân, doanh nghiệp nào cũng biết thực hiện, đặc biệt là với ngư dân quanh năm bám biển, ít kiến thức tin học, mạng internet. Các doanh nghiệp, ngư dân đều cho rằng khó khăn ban đầu là kiến thức về chuyển đổi số, mang lại kết quả gì, tiếp theo việc lựa chọn sử dụng dịch vụ trực tuyến có tốt hơn trực tiếp, truyền thông như hiện tại trên con đường chuyển đổi số. 


Với vai trò quản lý nhà nước, Chi cục Thủy sản đã tuyên truyền, phổ biến, tập huấn ngư dân, doanh nghiệp về các nền tảng số, xã hội số khi thực hiện công tác kiểm tra tàu cá, tiếp tục tổ chức Hội nghị tại các huyện, quận trọng điểm nghề cá; hỗ trợ ngư dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số trên môi trường online khi thực hiện thủ tục hành chính. Hướng dẫn lập, sử dụng tài khoản định danh điện tử như trên sẽ giúp ngư dân, doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí khi không phải kê khai nhiều loại giấy tờ khi thực hiện giao dịch hành chính công. Cách tiếp cận này sẽ giúp họ hiểu rõ lợi ích thiết thực mà dịch vụ công trực tuyến mang lại, từ đó khiến lượng người tham gia sử dụng đông đảo hơn, để mỗi ngư dân, doanh nghiệp có thể dần thay đổi thói quen có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chuyển đổi số.

Đó là nền tảng tiếp tục phát triển đưa các thông tin, dữ liệu tàu cá của ngư dân để tích hợp trên thẻ căn cước có gắn chip điện tử. Từ đó ngư dân có thể chỉ sử dụng duy nhất thẻ căn cước để thay thế nhiều giấy tờ khác nhau như: Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, Giấy phép Khai thác thủy sản khi thực hiện thủ tục hành chính cũng như giao dịch với các cơ quan Nhà nước. Chi cục Thủy sản đã phối hợp, đề xuất với Trung tâm thông tin Thủy sản - Tổng cục Thủy sản, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về khai thác, nuôi trồng, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản; thực hiện kết nối, chia sẽ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

Việc triển khai công tác chuyển đổi số ở Chi cục thủy sản cũng được thực hiện trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và thị trường tiêu thụ, với địa thế nằm gần cửa sông Bạch Đằng, diện tích mặt nước rộng 400ha, người dân xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên phát triển nuôi thủy sản, điển hình là cá vược góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Để có thể phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0, Chi cục thủy sản đã hướng dẫn người dân ứng dụng tự động hóa trong khâu nuôi trồng để tiết kiệm chi phí và chủ động phòng trừ dịch bệnh; thực hiện kết nối thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử. Trong thời gian tới, Chi cục thủy sản tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản về các nền tảng số, xã hội số trên trên toàn thành phố.


Để thực hiện thành công chuyển đổi số đòi hỏi sự đồng bộ ở tất cả các khâu, sự liên kết và chia sẻ dữ liệu từ Trung ương đến các địa phương, từ cơ quan quản lý đến ngư dân là chủ tàu cá, doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản...Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc chuyển đổi số sẽ giúp ngư dân, doanh nghiệp cơ quan quản lý nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh phát triển, giúp thủy sản phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đây là cơ hội để sản phẩm thủy sản thành phố Hải Phòng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế./.

Nguồn: Chi cục Thủy sản

 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0